Chủ Nhật, 05/05/2024 14:34
Chào mừng đến với website trường THCS Nguyễn Viết Xuân - thành phố nha trang - tỉnh khánh hòa
  23/03/2020 15:40        

Thay đổi tư duy trong giáo dục để góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Thay đổi tư duy trong giáo dục để góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

(TG) - Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thành công, phải bắt đầu từ đổi mới đào tạo giáo viên. Để đổi mới đào tạo giáo viên, phải thay đổi tư duy trong giáo dục. Đây cũng là chia sẻ của GS.TS. Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội với Tạp chí Tuyên giáo.

            THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

            * Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI, nhiều ý kiến cho rằng, để tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cần phải đổi mới đào tạo giáo viên trong trường sư phạm.  Giáo sư đánh giá về ý kiến này như thế nào?

            - Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến này.

            Ở nước ta hiện có 2 mô hình đào tạo giáo viên. Thứ nhất, mô hình đơn tuyến “vào sư phạm, ra sư phạm”. Hầu hết các trường sư phạm trong cả nước đều theo mô hình này. Thứ hai, mô hình kế tiếp “A + B”, trong đó, A là nội dung kiến thức cơ bản phải học, B là nội dung về cách thức truyền tải nội dung. Muốn trở thành giáo viên của lĩnh vực nào, trước hết, người học phải giỏi kiến thức chuyên môn ở lĩnh vực đó; sau đó, phải giỏi nghiệp vụ sư phạm.

            Tuy nhiên, cả hai mô hình đào tạo này ở nước ta đều chưa giải quyết được căn bản vấn đề. Chương trình đào tạo giáo viên vẫn còn nặng về kiến thức chuyên môn, chưa quan tâm đúng mức đến rèn luyện trách nhiệm nhà giáo và năng lực sư phạm của giáo sinh. Thời lượng và điều kiện dành cho việc học và rèn các kĩ thuật, phương pháp và hình thức dạy học - giáo dục còn rất ít; chưa chú trọng việc phát triển hệ thống các trường phổ thông thực hành, các cơ sở rèn luyện kĩ năng sư phạm, chưa quan tâm nhiều tới mục tiêu tích hợp vừa dạy kiến thức chuyên môn vừa đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo sinh.

            * Vậy, trường Đại học Giáo dục đã có những bước chuyển gì để dần thích nghi với cách tiếp cận mà ông vừa nêu?

            - Dựa trên những nguyên lý giáo dục như trên, hiện nay, trường Đại học Giáo dục đang triển khai đào tạo giáo viên theo mô hình TPACK (Technological Pedagogical Content Knowledge) đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức phông nền chung về môn dạy, về sư phạm, về công nghệ thông tin.

            Cụ thể hơn, nhà trường có sự đổi mới ở một số nội dung như sau:

            Một là, đổi mới trong khâu kiểm tra, đánh giá. Đây cũng là một trong những khâu yếu trong đào tạo giáo viên hiện nay.

            Hai là, áp dụng triển khai các công nghệ dạy học mới tiếp cận chuẩn khu vực và quốc tế. Hiện tại, trường đã có những hệ thống, thiết bị ứng dụng trong giáo dục như việc game hóa, ảo hóa thông qua phần mềm trong việc dạy học để tăng sự tương tác, tăng sự hứng thú, giảm bớt chi phí. Ví dụ, chúng ta có thể làm một thí nghiệm khoa học ảo, sẽ an toàn hơn cho sinh viên. Khi đã nắm vững quy trình, các em mới thực hiện thí nghiệm thực tế.

            Ba là, nghiên cứu, ứng dụng tâm lý vào việc dạy học. Ví dụ, vụ việc thương tâm xảy ra ở trường Gateway, các giáo sinh sẽ học cách ứng xử về mặt tâm lý, giải quyết khủng hoảng cho giáo viên và học sinh trong trường.

            Song song với đó, chuẩn đầu ra về công nghệ thông tin và ngoại ngữ cũng được yêu cầu rất cao. Ngay sau khi ra trường, giáo sinh của nhà trường có thể tự tin và dạy học bằng tiếng Anh.

GS. TS. Nguyễn Quý Thanh: Nếu khô

 
Video
Lịch công tác tuần
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập: 44983
Số người trực tuyến
   Hiện có: 0   Khách